Phân bón hữu cơ là một loại phân bón đã quen thuộc, phổ biến nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây, đi cùng với khá nhiều ưu điểm nổi bật như: giá thành rẻ, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng, bảo vệ môi trường…Quý bà con cùng Phân Bón Thụy Sỹ tìm hiểu xem có những loại phân hữu cơ nào, và cách sử dụng phân bón hữu cơ sao cho phù hợp nhé!
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ thực vật, xác bã động vật, chất thải sinh hoạt. Phân hữu cơ trong nông nghiệp giúp cải thiện tình trạng đất, tăng độ ẩm, giúp đất tơi xốp bằng cách cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đa dạng dưới dạng hợp chất hữu cơ.
Vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ?
Phân hữu cơ mang khá nhiều ưu điểm như: giúp cải thiện cấu trúc đất, bảo vệ sức khỏe môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước, giảm chi phí sản xuất so với phân bón hóa học, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và giúp nông nghiệp phát triển bền vững.
Các loại phân bón hữu cơ phổ biến hiện nay
1. Phân bón hữu cơ công nghiệp

1.1 Phân vi sinh: Phân vi sinh là loại phân bón chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng.
- Ưu điểm: Giúp cải thiện sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đất, tăng khả năng hấp thụ phân bón cho cây.
- Nhược điểm: Mỗi vi sinh vật chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định, cần kết hợp thêm để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cây trồng.
1.2 Phân hữu cơ sinh học: Phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật có lợi và các nguyên liệu hữu cơ.
- Ưu điểm: Giúp cây phát triển xanh bền, tăng tuổi thọ cho cây trồng.
- Nhược điểm: Cây hấp thụ chậm so với phân hóa học.
1.3 Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn gốc kết hợp từ vi sinh vật và các chất hữu cơ có sẵn (xác bã thực vật, rơm rạ…).
- Ưu điểm: Giúp cây phát triển xanh tốt, bền vững.
- Nhược điểm: Cây hấp thụ chậm, có thể thiếu hụt dinh dưỡng, cần bổ sung thêm các dinh dưỡng khác.
1.4 Phân hữu cơ khoáng: Chứa hàm lượng khoáng cao, có chứa các nguyên tố đa lượng: Nitrogen (N), Phosphorus (P), Potassium (P).
- Ưu điểm: Cây hấp thụ nhanh.
- Nhược điểm: Ít bền vững, có thể khiến đất chai sạn nếu sử dụng lâu dài.
2. Phân bón hữu cơ truyền thống

2.1 Phân xanh: Có nguồn gốc tự nhiên từ lá cây, thân cây, xác bã thực vật…
- Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ tìm kiếm, tạo độ tơi xốp cho đất.
- Nhược điểm: Chỉ nên dùng bón lót vì hàm lượng dinh dưỡng không cao.
2.2 Phân chuồng: Có nguồn gốc từ chất thải động vật, gia cầm (bò, heo, gà…).
- Ưu điểm: Chi phí thấp, tạo độ tơi xốp cho đất.
- Nhược điểm: Nếu không ủ kỹ có thể tạo ra mầm bệnh gây hại cho cây trồng.
XEM THÊM: https://phanbonthuysy.com/cac-loai-phan-bon-pho-bien-phan-bon-la/
Cách sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả
Phân hữu cơ có thể sử dụng trong tất cả giai đoạn của cây trồng, tùy vào từng giai đoạn mà sử dụng liều lượng khác nhau giúp cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho cây trồng giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, lá xanh và bền hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về phân hữu cơ giúp bà con dễ dàng chọn được sản phẩm và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả. Phân Bón Thụy Sỹ hiện có đầy đủ tất cả các sản phẩm phù hợp với đa số các loại cây ăn trái. Phân Bón Thụy Sỹ rất hân hạnh và vinh dự được đồng hành cùng bà con trong tất cả các giai đoạn của vườn mình. Mọi thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0906639389 để được hỗ trợ tư vấn.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM PHÂN BÓN THỤY SỸ TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy