Bệnh đốm mắt cua (bệnh rỉ sắt) là loại bệnh phổ biến ở hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt ở cây ăn quả gây ra các vết đốm màu vàng nâu trên lá, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ngay bây giờ, hãy cùng Thụy Sỹ tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết, tác hại cũng như cách phòng ngừa như thế nào nhé. Mời bà con đọc bài viết sau đây!
Bệnh đốm mắt cua là gì? Biểu hiện của bệnh?
Bệnh đốm mắt cua do một loại nấm gây ra có tên là Phomopsis sp., ban đầu chỉ tạo ra các đốm tròn vàng sáng nhỏ như kim châm ở trên lá, khi ở giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện viền nâu đỏ, ở trung tâm có màu xám hoặc trắng giống như mắt cua và vùng xung quanh các vết đốm này thường có một viền màu vàng sáng, dần dần sẽ lan rộng ra toàn bộ lá cả mặt trên và mặt dưới.
Đốm mắt cua có kích thước to hay nhỏ tùy theo giống cây trồng, nó có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cây từ giai đoạn cây con đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, loại bệnh này không làm cho lá biến dạng nhưng để lại hậu quả rất nặng nề cho lá và quá trình phát triển của cây.

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm mắt cua ở sầu riêng
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Tác nhân chính gây ra đốm mắt cua là nấm Phomopsis sp. tấn công lá gây ra nhiều đốm nhỏ li ti.
- Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ môi trường khoảng từ 20-30 độ C, khi thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt vào mùa mưa dễ tạo ra vi khuẩn và nấm bệnh sinh sôi.
- Do chăm sóc chưa đúng cách, bón phân chưa hợp lý, trồng vườn rậm rạp, khoảng cách giữa các cây quá khít nhau dẫn đến không thông thoáng khiến sức đề kháng của cây giảm.
- Đất trồng ẩm thấp, không sạch sẽ và tỉa cây không đúng cách cũng dẫn đến sự lây lan bệnh nấm từ cây này sang cây khác.
<< Xem thêm: Cách Khắc Phục Bệnh Vàng Lá Thối Rễ Sầu Riêng Hiệu Quả
Tác hại nghiêm trọng từ bệnh đốm mắt cua
Đây là bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng cho cây, không những làm cây suy suy yếu ảnh hưởng đến chất lượng trái mà còn làm giảm tính mỹ quan môi trường. Dưới đây là một số tác hại chính:
1. Gây ảnh hưởng đến lá và cành:
Trên lá sẽ xuất hiện các vết loang vàng sáng bao quanh những đốm tròn nâu hoặc đen khiến lá bị khô cháy, không còn xanh mướt và sáng bóng như trước, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Nếu bị nặng, các cành non có thể bị khô và thậm chí chết héo.
2. Gây hại trên trái:
Do ảnh hưởng của đốm mắt cua trên lá nên cũng có phần nào ảnh hưởng đến trái sầu riêng. Nếu lá và cành bị phá hủy bởi bệnh này khiến cây hấp thụ chất dinh dưỡng kém không đủ sức để nuôi trái, làm trái non bị rụng, không thể lớn nhanh, trái nhỏ èo uột làm giảm năng suất.
3. Làm cây suy yếu:
Bệnh nấm tấn công lên cây sẽ làm cây yếu dần, không thể chống chọi khi chỉ cần một thay đổi nhỏ từ môi trường hoặc thời tiết và cây dễ bị các bệnh khác tấn công.
4. Tốn nhiều chi phí cho nhà vườn:
Cây bị bệnh, năng suất sẽ giảm sẽ tạo ra chất lượng trái kém. Người trồng phải tốn nhiều chi phí để phòng trừ bệnh và mua thuốc bảo vệ thực vật/thuốc sâu để chữa cho cây khiến tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận.
Cách phòng ngừa bệnh đốm mắt cua hiệu quả
Để bảo vệ cây sầu riêng khỏi căn bệnh này, bà con cần chăm sóc cây kỹ lưỡng cũng như có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh hiệu quả vì đốm mắt cua có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu để lâu cây sẽ mất sức đề kháng và thiếu dinh dưỡng.
- Bà con cần chăm bón đầy đủ cho cây và cắt tỉa cây phù hợp để cây thông thoáng.
- Sử dụng phân bón hợp lý tùy theo giai đoạn phát triển của cây để phòng ngừa bệnh hại cho cây giúp cây hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
- Sử dụng thuốc bệnh để phòng ngừa nấm, khuẩn.
- Các cành non, lá non là những nơi dễ bị vi khuẩn, nấm bệnh tấn công, vì vậy, cần nuôi dưỡng và bảo vệ chúng kỹ lưỡng (bà con có thể dùng bổ sung các dòng phân bón lá để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây trồng). Nếu bà con thấy cây bị bệnh, hãy cắt bỏ những cành và lá bị nhiễm bệnh để tránh lây cho những cây khác.
- Trồng vườn thông thoáng, tránh um tùm rậm rạp vì sẽ tạo ra nhiều nấm, khuẩn hơn.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, tiến hành tẩy rửa vườn để tẩy rong rêu, nấm hồng và nên vệ sinh dụng cụ làm vườn để diệt vi khuẩn.
Kết luận
Qua bài viết trên, bà con có thể hiểu rõ hơn về bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng về nguyên nhân, tác hại và cách phòng bệnh như thế nào. Hy vọng rằng bài viết này của Thụy Sỹ sẽ hữu ích cho bà con trong việc chăm sóc vườn sầu riêng.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy
TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy
Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách