Sau mỗi vụ thu hoạch, cây mít cần được chăm sóc đúng cách để để đảm bảo năng suất các mùa vụ sau. Việc phục hồi cây mít sau thu hoạch không chỉ giúp cây khỏe mạnh mà còn hạn chế nấm và sâu hại phát triển. Bài viết dưới đây Phân bón Thụy Sỹ sẽ hướng dẫn bà con quy trình phục hồi cây mít đạt hiệu quả cao nhất.
1. Vệ sinh vườn
Vệ sinh vườn là một trong những bước quan trọng để phục hồi cây mít sau thu hoạch. Điều này giúp loại bỏ các nguồn sâu hại, nấm bệnh tiềm ẩn. Đồng thời tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. Quy trình cụ thể các bước vệ sinh vườn:
- Tỉa bỏ những cành sâu bệnh, mọc chen chúc và cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây. Đồng thời tập trung dinh dưỡng để nuôi những cành khỏe còn lại.
- Dọn sạch cành mít già, các cành đã tỉa bỏ, quả mít, lá rụng và cỏ dại trong vườn đem đi tiêu hủy. Có thể đốt hoặc ủ phân.
- Cào nhẹ lớp bên trên thân và cành cây để loại bỏ nấm mốc. Bà con sử dụng thêm Đồng Đỏ Thụy Sỹ kết hợp với dung dịch thuốc diệt nấm đã pha loãng để tăng cường hiệu quả. Phun đều lên thân và cành để phòng trừ nấm hại.
- Xới nhẹ vùng đất xung quanh gốc để tạo độ thông thoáng. Cải thiện độ phì nhiêu của đất bằng phân xanh, phân chuồng hoại mục. Bà con có thể sử dụng phân bón hữu cơ TSC Power để việc bổ sung dinh dưỡng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cuối cùng, tưới nước đều đặn cho cây để duy trì đủ độ ẩm cho đất, nhất là vào mùa khô.

2. Tỉa cành để phục hồi cây mít sau khi thu hoạch
Sau thu hoạch, bà con tiến hành tỉa cành cây mít để giúp tạo độ thông thoáng cho cây. Đồng thời giúp giảm tiêu hao dinh dưỡng cho những cành già, cành yếu hoặc mọc chen chúc. Từ đó tập trung nuôi cành khỏe và cây mít phát triển tốt hơn trong vụ sau.
- Thời điểm: Khoảng 10 – 15 ngày sau thu hoạch.
- Dụng cụ cần chuẩn bị: Kéo cắt cành, cưa, găng tay, dao sắc…
Các bước tỉa cành phục hồi cây mít sau thu hoạch:
- Chọn 3 – 4 cành để làm cành chính giữ lại. Cành phải khỏe mạnh và mọc đều quanh thân.
- Tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, mọc vượt hoặc cành chen chúc trong tán cây và mang đi tiêu hủy.
- Tỉa bỏ những cành nhỏ, cành già để giúp tạo độ thông thoáng cho cây.
- Lưu ý nên cắt cành theo hình vát, tránh cắt quá sát thân để tránh đọng nước gây thối cành.
- Bôi vôi vào vết cắt để phòng ngừa nấm bệnh xâm nhập.
3. Bón phân để phục hồi cây mít sau thu hoạch
Bón phân là cách tốt tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cần thiết giúp cây mít phục hồi. Cây nhanh hồi sức hơn, đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh chuẩn bị cho mùa vụ sau.
- Có thể sử dụng phân xanh hoặc phân chuồng hoại mục để cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây.
- Bón bổ sung phân bón NPK 20-20-20 Thụy Sỹ để cung cấp đầy đủ cho cây các dinh dưỡng thiết yếu.
- Tùy vào độ tuổi của cây, kích thước tán và độ phì nhiêu của đất mà điều chỉnh lượng phân bón phù hợp. Thông thường từ 10 -20 kg phân chuồng hoại mục + 0,5 – 1kg NPK 20-20-20 Thụy Sỹ cho mỗi cây mít trưởng thành.
Cách bón:
- Bón phân chuồng hoại mục hoặc phân xung quanh gốc cây, cách gốc khoảng từ 10 – 15 cm. Sau đó tiếp tục dùng bón phân NPK 20 – 20 -20 Thụy Sỹ rải đều xung quanh tán. Tưới nước sau khi bón để giúp tan nhanh và dễ thấm vào đất hơn.
- Thời gian bón phân tốt nhất là sau khi thu hoạch từ 10 – 15 ngày.
4. Phòng ngừa nấm và sâu hại cây mít
Cây mít sau thu hoạch rất yếu ớt. Đây là thời nấm bệnh và sâu hại dễ tấn công cây mít nhất. Vì vậy trong giai đoạn này, việc phòng ngừa bệnh cho cây vô cùng quan trọng để giúp cây mít phục hồi sau thu hoạch.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh:
- Thu gom tất cả các cành già, quả mít và lá mít rụng trong vườn và đem đi tiêu hủy. Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh tán và gốc cây.
- Xới nhẹ đất quanh gốc để tạo độ thông thoáng. Sử dụng thuốc ngừa nấm và bệnh hại uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
- Cung cấp thêm dinh dưỡng để cải thiện độ phì nhiêu cho đất để phục hồi cây mít khỏe mạnh.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy
TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy
Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách