CẦN LƯU Ý GÌ KHI LÀM BÔNG MÍT RUỘT ĐỎ NGHỊCH VỤ?

lam bong mit ruot do

Mít Ruột Đỏ những năm trở lại đây được nhiều người ưa chuộng, nhiều nông dân phất lên cùng vườn mít. Tuy nhiên giá mít thường biến động theo mùa. Vì vậy nhiều bà con chọn cách làm vụ nghịch để tối đa lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những lưu ý và bí quyết để làm bông Mít Ruột Đỏ đạt hiệu quả cao trong vụ nghịch

 

1.Tại sao cần làm bông Mít Ruột Đỏ ra bông đồng loạt? 

 

Mít Ruột Đỏ nói riêng hay các giống mít khác nói chung đều có khả năng tự ra hoa, cho trái tự nhiên.Tuy nhiên quá trình này thường diễn ra không đồng đều. Chủ vườn khó chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại và thu hoạch không tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng trái và hiệu quả kinh tế.

 

Vì vậy nhiều bà con đã lựa chọn phương pháp kích ra hoa đồng loạt để giảm thời gian chăm sóc và tăng cường hiệu quả cho cây mít.

 

2. Thời điểm làm bông Mít Ruột Đỏ nghịch vụ?

Thông thường giá Mít Ruột Đỏ sẽ tăng cao từ tháng 7 đến tháng 9, hoặc tháng giêng, tháng 2 âm lịch. Năm nay giá lại không tăng do thời tiết Trung Quốc lạnh kéo dài ảnh hưởng. Dự kiến khi thời tiết dần ấm hơn, giá mít sẽ khởi sắc trở lại. Bà con có thể cân nhắc để bắt đầu làm bông nghịch vụ đón đầu thị trường khi giá mít tăng mạnh.

 

3. Những lưu ý khi làm bông Mít Ruột Đỏ nghịch vụ

3.1. Độ tuổi cây

Độ tuổi thích hợp để cây Mít Ruột Đỏ sẵn sàng làm bông là từ 18 tháng tuổi trở lên mới, vì lúc này bộ rễ mới phát triển vững vàng. Nếu ép cây ra bông quá sớm, quá trình chăm sóc sẽ nhọc nhằn, cây không đủ dĩnh dưỡng để nuôi bông, nuôi trái, dễ khiến cây suy kiệt. 

Ngoài ra, bà con kiểm tra cây đã có đủ từ 2 cơi đọt lụa trở lên và không dư đạm (lá xanh quá đậm) để khi làm bông tăng tỷ lệ đậu bông hơn.

 

3.2. Nước, rãnh mương

Giống Mít Ruột Đỏ rất háo nước, khi trời mưa bất chợt hoặc đủ ẩm cây dễ đi đọt, chuyển từ trạng thái sinh sản sang sinh trưởng làm giảm khả năng ra bông. 

Khi mực nước của vườn bà con quá cao, cần rút bớt nước mương để tạo khô hạn cho cây. Tốt nhất là giữ cho mực nước cách mặt liếp tối thiểu 70cm và ngưng tưới từ lúc bắt đầu làm bông cho tới khi cây ra nụ.

 

3.3. Quản lý cỏ

Cỏ có tác dụng giữ ẩm cho đất nhưng giai đoạn này cần giữ cho mặt liếp khô ráo để kích thích cây mít ra bông đồng loạt. Do đó, bà con nên làm sạch cỏ, dọn lá khô để tránh tạo môi trường ẩm – tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển

 

3.4. Lân tạo mầm

Lân là yếu tố quan trọng trong quy trình làm bông, có tác dụng phát tín hiệu giúp cây ra bông. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại lân không chính thống, không có công dụng ủ mầm bông. Bà con có thể sử dụng Lân 96, sản phẩm chỉ chứa lân cao, không đạm để phát tín hiệu ra bông mạnh, giúp cây hấp thu nhanh và rút ngắn thời gian chờ đợi.

 

3.5. Tạo mầm gốc

Khi lá đã chuyển lụa tiến hành tạo mầm cho cây.

Dưới gốc:

  • Sử dụng 10-60-10 TE + Lân 96 bột pha tưới gốc để tăng khả năng chuyển hóa mầm hoa, làm già lá nhanh. Giúp cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản. Sau khi tưới, bà con tiến hành tưới xả từ 7-10 ngày khi lá đã già thì bắt đầu phun tạo mầm lần 1.
  • Nếu sử dụng Lân nung chảy tạo mầm, có thể trộn 1 – 2 kg Lân 96 bột / 25 kg để tăng tỉ lệ chuyển hóa mầm.

Phun tạo mầm lần 1:

  • Sử dụng 1kg 10-60-10 TE + 1kg Lân 96 bột + 1kg MKP kết hợp cùng Combi Amino để phun tạo mầm. Phun đều toàn bộ thân cành, mặt trong và ngoài lá.
  • Sau khi phun tạo mầm lần 1, ngưng tưới nước gốc. Tiến hành dọn vườn cắt tỉa những cành tăm, cành sau bệnh để cây tập trung dinh dưỡng cho quá trình phân hóa mầm hoa.

Phun tạo mầm lần 2:

  • Sử dụng 500ml Ra Hoa Thụy Sỹ + 1kg 10-60-10 TE + 1kg MKP  hòa cùng 300 lít nước và phun vào những vị trí đang mang trái. Không phun trùm. Sau khi phun tạo mầm đến khi thấy nhú mầm đồng loạt từ 70% – 80% cả vườn tiến hành tưới nước lại bình thường đủ ẩm cho gốc.
  • Nếu mầm chưa nhú hoặc nhú chưa đều tiến hành phun tạo mầm lần 3. Liều dùng như tạo mầm lần 2.
  • Sau khi cây đã nhú mầm đều trên 80% tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.

 

3.6. Giai đoạn nuôi bông nuôi trái

Giai đoạn này bà con cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cây nuôi bông nuôi trái.

Khi trái nặng dưới 2kg

  • Dưới gốc: Sử dụng 20kg Xô 20 – 20 – 20 pha cùng 16.000 lít nước sử dụng cho 800 – 1000/gốc. Có thể bổ sung thêm 7-8kg NPK 20 – 20 -15 hoặc DAP cho 1 xô NPK 20-20-20 tùy vào đặc tính canh tác vùng. Tưới định kỳ từ 7 – 10 ngày/1 lần để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng, giúp bông to và trái tròn đều.
  • Phun qua lá: Sử dụng 1kg 6-30-30 + 500ml Bowin pha với 400 lít nước phun phủ đều toàn bộ những mầm hoa và lá. Có thể cộng chung với thuốc sâu. Đối với thuốc bệnh bà con nên phun sau khi phun phân bón lá từ 1 – 2 ngày.

Khi trái đạt từ 2 – 3kg

  • Dưới gốc: Sử dụng 20kg Xô Siêu Lớn Trái Mít hoặc Xô TSC9999 pha cùng 16.000 lít nước sử dụng cho 800 – 1000/gốc. Có thể bổ sung thêm 7-8kg NPK 16-16-16 hoặc 17-17-17 tùy vào đặc tính canh tác vùng. Tưới định kỳ từ 7 – 10 ngày/1 lần để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng, giúp trái lớn tối đa, tròn đều nặng ký và tặng độ ngọt của múi.
  • Phun qua lá: Sử dụng 1 kg 6-30-30 + 500ml CanxiBo win pha với 400 lít nước phun phủ đều toàn bộ những mầm hoa và lá. Trước thu hoạch từ 30 – 40 ngày bà con nên sử dụng Tinh vôi TSC pha sệt quét đều lên màu và cuống trái để hạn chế tình trạng nứt màu, thối màu, thối cuống.

 

3.5. Tạo độ thông thoáng cho vườn

Trước khi làm bông, bà con cần lưu ý tạo độ thông thoáng cho vườn, cắt tỉa hết cành rác trên cây chỉ nên giữ lại cành bơi. Nhiều bà con e ngại cắt đọt ở cây mít tơ, nhưng thực tế việc cắt đọt trước khi làm bông khoảng 1-2 tháng sẽ giúp cây hạn chế sinh trưởng quá mức, tập trung ra bông hơn.

 

4. Nên làm bông Mít Ruột Đỏ nghịch vụ hay giữ trái chuyền?

Làm bông Mít Ruột Đỏ nghịch vụ có thể giúp giá mít được giá hơn nhưng cần kỹ thuật và đầu tư lớn. Ngược lại, việc giữ trái chuyền giúp giảm chi phí, nhân công chăm sóc nhưng giá có thể biến động nhiều. Bà con có thể kết hợp cả hai phương pháp: làm bông nghịch vụ để chuẩn bị cho đợt sau và giữ trái đẹp để bán.

 

ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:

Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy

TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy

 

Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách

Bài viết liên quan

Bệnh thối trái sầu riêng và cách biện pháp phòng ngừa mùa mưa

Thối trái sầu riêng là căn bệnh thường gặp và gây hại nhiều trong giai…

Xem thêm →
3 Biểu Hiện Của Cây Thiếu Canxi Và Biện Pháp Khắc Phục Kịp Thời Hiệu Quả

Thiếu Canxi là tình trạng dễ gặp và khá phổ biến ở hầu hết các…

Xem thêm →
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Các Loại Phân Bón Hữu Cơ

Phân bón hữu cơ là một loại phân bón đã quen thuộc, phổ biến nhằm…

Xem thêm →