CÁC KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG NHANH PHÁT TRIỂN

Cần tuân thủ những điều gì khi chăm sóc cây sầu riêng con để cây khỏe mạnh, nhanh phát triển? Cây sầu riêng trong giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ bị côn trùng tấn công và dễ bị nấm bệnh gây hại. Cây con khỏe mạnh là nền tảng them chốt để cây phát triển tốt và cho nhiều trái về sau. Cùng Phân Bón Thụy Sỹ tìm hiểu ngay cách chăm sóc đúng kỹ thuật ngay nhé

 

1. Các điều kiện để chăm sóc cây sầu riêng con phát triển tốt

1.1 Khí hậu

Sầu riêng là giống cây trồng “khó tính”, ưa ánh sáng và khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình từ 24 – 30 độ C là điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng tốt. Nếu quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cây con phát triển chậm, ngừng sinh trưởng

 

Độ ẩm cây sâu riêng con cần trùng bình khoảng 65 – 80%. Cần đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây con, đặt biệt là khi khô hạn kéo dài. Bà con cần làm tốt công tác thoát nước trong mùa mưa để tránh gây ra tình trạng thối rễ,…cho cây.

 

1.2 Đất trồng

Cây sầu riêng có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt, thoát nước tốt và độ dốc không quá 30 độ. Cây không chịu được đất phèn, nhiễm mặn ngập úng hoặc đất sét nặng.

Cần đảm bảo độ pH của đất trong khoảng 4,5 – 6,5 để cây phát triển tốt. Khi thấy cây phát triển kém bà con cần kiểm tra đất và tiến hành điều chỉnh

 

2. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng

Chăm sóc cây sầu riêng đầu tư nhiều về thời gian và công sức. Khi mới trồng cây dễ bị còi cọc, chậm lớn vì chưa thể thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên. Vì vậy, bà con cần quan tâm đến các yêu cầu về kỹ thuật chăm cây sầu riêng con dưới đây.

 

2.1 Yêu cầu trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng

Trong giai đoạn mới trồng, cây dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường sống tự nhiên. Bà con nên kiểm tra, theo dõi thường xuyên để giúp cây thích ứng và sinh trưởng khỏe mạnh.

  • Khi bắt đầu đặt cây con xuống hố trồng, cần phải nén đất xung quanh thật chặt để cố định bầu cây.
  • Tiến hành cắm cọc dọc theo thân cây, buộc cố định cọc vào thân cây sầu riêng con để cây không bị lung lay.
  • Cần che nắng nắng cho cây con sau khi trồng, lưu ý không che quá 50% ánh sáng. 
  • Tưới nước đều đặn để đảm bảo đủ độ ẩm khi trời nắng để hạn chế tình trạng chết cây
  • Đặc biệt vào giai đoạn đầu mùa khô, bà con có thể tủ gốc bằng rơm, trấu gạo,… để cây giữ đủ độ ẩm.

cham-soc-cay-sau-rieng-con

Buộc cố định cọc vào thân cây sầu riêng con để cây không bị lung lay.

 

2.2 Chống nắng, chống gió cho cây sầu riêng con

Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì có bộ rễ nông và là loại thân gỗ yếu. Bên cạnh đó, bộ rễ của cây ở giai đoạn này chưa thực sự phát triển nên khi gặp gió dễ bị lung lay, gãy cành, bật gốc. 

Lá sầu riêng con khá yếu và mỏng, dễ bị cháy nắng. Vì vậy khi thời tiết nắng gắt, khô hạn bà con cần phải che chắn kỹ để giảm bớt lượng ánh sáng mặt trời.

 

2.3 Cắt tỉa cành, tạo dáng cho cây sầu riêng mới trồng

Từ những năm thứ 2-3 trở đi, bà con tiến hành cắt tỉa cành và tạo khung tán cho cây. Dưới đây là một số nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình cắt tỉa:

  • Tạo một bộ khung tán cho cây cân đối và tròn đều.
  • Cắt bỏ ngay những cành yếu hoặc bị nhiễm sâu bệnh, nấm bệnh.
  • Giữ lại những cành khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên cần bảo đảm khoảng cách giữa cành phải đều nhau, ánh nắng lọt xuống được gốc.
  • Tiến hành cắt bỏ đọt nếu cây phát triển vượt mức, nên giữ độ cao trung bình từ 5 – 6m để thuận lợi cho việc thu hoạch trái.

 

2.4 Tưới nước đúng cách cho sầu riêng con 

Bà con nên tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ độ ẩm, đặc biệt là trong 45 ngày đầu. Nếu đất thiếu ẩm, cây dễ héo, không phát triển được. 

Cây sầu riêng không chịu được ngập úng. Bà con nên chú ý xây dựng mương thoát nước tốt trong mùa mưa.

Trong mùa khô, tưới nước đều đặn để giữ độ ẩm. Tránh tình trạng cây ngập nước hoặc quá khô để ngăn ngừa thối rễ, cây còi cọc chậm lớn.

cham-soc-cay-sau-rieng-con-1

Tyưới nước thường xuyên đảm bảo đất luôn đủ độ ẩm trong giai đoạn cây con

 

2.5 Chế độ dinh dưỡng chăm sóc cây sầu riêng con

Sau 45 ngày trồng khi sầu riêng con thích nghi và phát triển ổn định, bà con có thể bón phân hữu cơ, vô cơ cho cây tùy theo nhu cầu, kinh tế và điều kiện thổ nhưỡng:

Phân bón vô cơ: sử dụng trong giai đoạn kiến thiết, bón phân NPK 20-20-15 Thụy Sỹ rải gốc, mỗi lần bón 1 – 1,5kg/gốc. Nên kết hợp sử dụng thêm Can Root 2 để bộ rễ cây con phát triển mạnh, mướt dày lá

Phân bón hữu cơ: Bón bằng các loại phân chuồng hoặc phân trùn quế đã qua xử lý để hạn chế bệnh nấm tấn công cây sầu riêng.

 

3. Kết luận

Trên đây là cách chăm sóc sầu riêng con mới trồng để giúp cây khỏe, phát triển mạnh tạo tiền đề cho vụ mùa bội thu. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc vườn,  hãy gọi ngay vào Hotline 0906639389 của Phân Bón Thụy Sỹ để được hỗ trợ.

 

ĐẶT MUA SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON TẠI

Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy

TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy

Bài viết liên quan

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Khi cây sầu riêng bước vào giai đoạn ra hoa đậu trái, việc áp dụng…

Xem thêm →
KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG NHANH PHÁT TRIỂN

Diện tích cây sầu riêng những năm gần đây liên tục được mở rộng bởi…

Xem thêm →
CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI NON

Đối với cây sầu riêng, giai đoạn nuôi trái là giai đoạn vô cùng quan…

Xem thêm →