Canh tác cây sầu riêng luôn phải đối diện với rất nhiều đối tượng gây hại. Vì vậy việc quản lý sâu bệnh là kỹ thuật quan trọng để chăm sóc cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Bài viết dưới đây Thụy Sỹ xin tổng hợp các đối tượng sâu bệnh hại phổ biến và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
1. Cháy Lá Sầu Riêng
Cháy lá sầu riêng do nấm
Cháy lá sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Khi nấm Phytophthora palmivora tấn công, lá non sẽ bị cháy từ chóp lá hoặc giữa lá. Cháy lá sầu riêng còn làm giảm khả năng quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng của cây. Nếu không xử lý kịp thời, cháy lá sầu riêng sẽ khiến lá rụng hàng loạt.
Tuy nhiên, một số trường hợp có thể do nấm Colletotrichum gây ra cháy lá. Biểu hiện vết bệnh có những đường tròn đồng tâm, lá bị cháy chóp.
Cháy lá sầu riêng do nắng
Vườn sầu riêng suy kiệt, bị thiếu dinh dưỡng kết hợp ảnh hưởng thời tiết bất lợi có thể gây ra tình trạng cháy lá. Đặc biệt, vườn sầu năm nay bị ảnh hưởng bất lợi nhiều do thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ trung bình các tháng đầu năm cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nên dễ dẫn đến hiện tượng cháy lá.
Thông thường, bệnh gây hại nặng nhất và thời điểm sau thu hoạch và xử lý ra hoa. Cây sầu riêng suy yếu do dùng nhiều các hóa chất trong thời gian dài để xử lý ra hoa. Do sầu riêng được giá, một số nhà vườn xử lý ra hoa sớm trong khi cây vẫn chưa đủ cơi đọt cần thiết làm suy cây.
Bên cạnh đó, khi cây đang mang trái nhưng không được cung cấp đủ nước cũng gây ra tình trạng cháy lá. Bà con tiến hành bổ sung thêm Can Root 2 để bổ sung dinh dưỡng cho đất và kết hợp phun thêm Combi Amino để làm xanh, dày lá và bảo vệ lá.
2. Nứt thân xì mủ sầu riêng
Một căn bệnh khác mà không một nhà vườn nào muốn vườn sầu mình gặp phải là nứt thân xì mủ sầu riêng. Bệnh này cũng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Triệu chứng của cây sầu riêng khi bệnh: nứt thân, sau đó nhánh chảy nhựa và lá sẽ dần ngả vàng do không nhận đủ nước. Nếu không can thiệp kịp thời, cây có thể sẽ chết.
Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, ẩm độ cao. Đặc biệt là ở những vườn trồng dày, đất dư đạm hoặc nghèo dinh dưỡng, thoát nước kém. Để ngăn ngừa bệnh nứt thân xì mủ, sử dụng Đồng Đỏ + Lân 96 + TK-389 để bảo vệ cây.

3. Rầy xanh sầu riêng
Rầy xanh là một trong những đối tượng sâu hại phổ biến trên cây sầu riêng. Chúng hút nhựa từ mặt dưới lá non, tạo ra những đốm vàng li ti trên lá. Khi rầy xanh gây hại nặng, lá sầu riêng sẽ rụng hàng loạt, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khả năng ra hoa, đậu trái và giảm năng suất.
Rầy xanh là đối tượng sâu hại phổ biến, đem tới nhiều thiệt hại trên cây sầu riêng. Chúng chích hút từ mắt dưới lá non, tạo nên những đốm vàng li ti và có thể làm thủng lá.
Nếu rầy xanh gây hại nặng, lá sầu riêng sẽ rụng hàng loạt. Tình trạng này còn thường được gọi là “rớt lá”. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ra hoa đậu trái cũng như làm giảm năng suất của cây.
4. Sâu ăn bông
Sâu ăn bông xuất hiện do bướm cái đẻ trứng lên bông. Khi ấu trùng nở ra, đục vào bên trong và ăn cánh hoa, nhị cái nhị đực khiến bông rụng. Sâu ăn bông này thường có nhiều lông trên cơ thể, trên lưng có sọc đỏ. Loại sâu bệnh này thường xuất hiện ở những chùm bông dày, to nên rất khó phát hiện.
5. Rệp sáp và nấm bồ hóng
Rệp sáp gây hại quanh năm, nhưng thường gây hại nặng nhất vào 2 giai đoạn: cây ra lá non và ra bông trái. Chúng bám trên bề mặt bông và hút chất dinh dưỡng. Rệp sáp bài tiết chất nhờn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển. Nấm bồ hóng làm giảm chất lượng trái, gây rụng bông, dị dạng trái non và gây thối trái.
6. Bọ cánh cứng
Bọ cánh cứng xuất hiện nhiều vào ban đêm và chiều tối. Chúng nấp trong các tán cây rậm rạp vào ban ngày nên rất khó phát hiện. Phân bón hữu cơ chưa hoại mục là điều kiện thuận lợi cho bọ cánh cứng phát triển.
Bọ cánh cứng gây hại trong giai đoạn cây sầu riêng ra hoa và sổ nhụy. Vết cắn của chúng sẽ tạo ra các vết thương trên hoa. Tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, làm thối hoa và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn.
7. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bào tử nấm hoạt động và lây lan chủ yếu qua nguồn nước và gió. Vì vậy thán thư thường phát triển mạnh vào mùa mưa, gây hại trên lá và bông. Thán thư xuất hiện khiến bông không phát triển, gây khô bông và dẫn đến tình trạng rụng bông hàng loạt.
8. Biện pháp phòng và hạn chế sâu bệnh hại cho cây sầu riêng
Để hạn chế sâu bệnh hại và các loại nấm khuẩn phát triển trên cây sầu riêng, bà con nên:
- Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn ra bông để kiểm tra và phát hiện kịp thời các nguy cơ sâu bệnh xuất hiện.
- Thu gom cành bệnh, bông trái rụng,… và tiêu hủy để tránh lây lan sang các loại cây khác.
- Cắt tỉa cành, tạo độ thông thoáng để tránh tạo môi trường cho nấm và sâu bệnh phát triển.
- Bổ sung dinh dưỡng cân đối cho cây ,đặc biệt trong giai đoạn cây ra bông.
- Phun phòng nấm bệnh, sâu rầy định kỳ để ngăn ngừa. Bà con sử dụng thêm Đồng Đỏ Thụy Sỹ để phun rửa vườn, rửa rong rêu. Có thể kết hợp với thuốc sâu rầy phun để tăng hiệu quả bảo vệ cây trồng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả, đạt năng suất cao. Chúc bà con gặt hái một vụ mùa bội thu!
Xem thêm: 5 sai lầm thường gặp khi làm bông Sầu Riêng
Xem thêm: Quy trình dưỡng cơi đọt sầu riêng trước khi làm bông nghịch vụ
ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy
TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy
Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách