Mít là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế sớm, lại dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Trái mít còn được xuất khẩu đi nhiều nơi tiêu thụ mang lại lợi nhuận khá lớn cho nhà vườn ưa chuộng. Tuy nhiên, trái mít bị xơ đen sẽ làm bị giảm chất lượng và giá thành trái mít. Cùng Phân bón Thụy Sỹ tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh xơ đen ngay nhé.
1. Mít bị xơ đen
Bệnh xơ đen trên cây mít thường xuất hiện vào mùa mưa. Nhất là những nhà vườn ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Hàng năm, cứ đến mùa mưa là nhiều nhà vườn lại lo ngại về bệnh xơ đen trên cây mít. Những trái mít bị xơ đen không đạt chất lượng, thương lái không thu mua gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn.

2. Nguyên nhân mít bị xơ đen
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa xơ đen. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn. Dưới đây là một số chuỗi tác nhân gây bệnh Thụy Sỹ đã tổng hợp dưới đây
Vi khuẩn và nấm xâm nhập
Vi khuẩn:
- Vi khuẩn Pantoea stewartii là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ đen trên cây mít. Vi khuẩn xâm nhập gây hại ngay từ khi hình thành hoa cái cho đến khi thụ phấn.
- Ngoài ra còn có vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Nhưng ít phổ biến hơn so với Pantoea stewartii.
- Vào mùa mưa, vi khuẩn theo nước mưa xâm nhập vào trái qua nướm hoa cái và khe hở hoặc vết thương trên vỏ. Sau đó tấn công vào phần múi và xơ mít, khiến chúng chuyển sang màu nâu đen.
Nấm bệnh
- Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra bệnh thán thư trên mít. Loại nấm này có thể tấn công vào cả trái, cành và lá. Khi trái bị tấn công, trên vỏ vỏ trái sẽ xuất hiện các đốm nâu đen, sau đó lan vào trong và khiến mít bị xơ đen.
- Ngoài ra còn có loại nấm Lasiodiplodia theobromae cũng có thể gây ra bệnh thán thư trên mít. Triệu chứng tương tự như nấm Colletotrichum gloeosporioides.

Điều kiện thời tiết
- Về thời vụ, vi khuẩn phát triển mạnh trong những tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm bệnh phát triển nên nhà vườn cần hạn chế để trái trong thời gian này
- Ẩm độ cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm bệnh phát triển.
Mất cân bằng dinh dưỡng khiến mít bị xơ đen
Canxi là yếu tố quan trọng giúp cây mít chống lại vi khuẩn và nấm xâm nhập vào trái. Bo giúp cây hấp thụ tốt Canxi. Tuy nhiên nếu gặp thời tiết mưa nhiều, canxi trong đất bị hụt không đủ cho cây. Việc thiếu hụt hai nguyên tố này sẽ khiến cây, trái suy yếu trước các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, làm dụng phân hóa học trong thời gian dài hoặc trồng cây với mật độ dày, không cắt tỉa thường xuyên cũng làm suy yếu miễn dịch của cây. Trường hợp bệnh sẽ trở nên khó đoán và phòng trị hơn nếu cây suy yếu và đất đai mất dần hệ vi sinh có lợi.

3. Cách nhận biết mít bị xơ đen
– Đường gân giữa các gai có màu xanh đậm hơn.
- Cách đầu tiên để nhận biết mít bị xơ đen chính là quan sát vỏ. Vỏ trái khi bị xơ đen thường sần sùi, màu sẫm hơn so với bình thường và không bóng. Vỏ có thể xuất hiện những mảng nâu li ti hoặc các đốm nâu đen. Cuống trái dài và ốm, sần sùi, chuyển màu nâu đen.
- Sờ vào quả mít bệnh xơ đen sẽ mềm hơn so với mít bình thường. Trái méo mó, gai nở không đều và đầu trái hơi tóp lại. Đầu gai bị bể nám và đường gân giữa các gai xanh đậm hơn.
- Khi gõ vào quả mít nghe có tiếng kêu bốp bốp. Còn mít bình thường tiếng sẽ có kêu bịch bịch khi gõ vào.
Một số dấu hiệu khác để nhận biết mít đã bị xơ đen nhủ mít bị nứt vỏ, bị rụng cuống sớm và bị ruồi đục.

4. Phòng trị bệnh xơ đen
Khi mít sơ đen thì không có cách trị hết ngoại trừ việc tỉa bỏ. Do đó, phòng bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu cho cây mít.
Để phòng ngừa bệnh xơ đen hiệu quả. Bà con cần:
- Vệ sinh vườn sau khi thu hoạch, thường xuyên cắt tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho cây.
- Phun phòng ngừa bệnh hại ngay từ khi ra mít ra hoa, nhú cựa gà đến khi hoa tung phấn và tiến vào giai đoạn trái non.
- Tưới nước hợp lý, tránh tưới quá nhiều hoặc quá ít. Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt.
- Phun CanxiBo Magie từ khi ra trái non đến khi thu hoạch để trái cứng cáp, cuống dai khỏe. Phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần.
- Bón phân cân đối bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng vi lượng cho đất. Bà con có thể sử dụng thêm các sản phẩm hữu cơ để tặng cường dinh dưỡng như: Humic, Đạm Cá Amino, Xô Siêu Lớn Trái Mít,…
ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy
TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy
Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách