Nhiều bà con áp dụng cách làm bông Mít Thái nghịch vụ để có trái bán trái vụ và gia tăng thu nhập. Làm bông mít như thế nào để cây ra hoa đồng loạt để tăng sản lượng trái và tiết kiệm công chăm sóc? Cùng Thụy Sỹ tìm hiểu cách làm bông Mít Thái nghịch vụ hiệu quả qua bài viết bên dưới nhé.
1. Nên làm bông Mít Thái thời điểm nào?
Mít Thái là loại cây trồng được bà con trồng với diện tích lớn tại nhiều tỉnh thành trong những năm gần đây. Thời gian từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch Mít Thái vụ đầu tiên chỉ mất khoảng 12-15 tháng. Tuy nhiên, giá Mít Thái lại lên xuống thất thường, đặc biệt vào rộ mít, cây ra trái thuận mùa thuận vụ.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Cách làm bông Mít Thái vào thời điểm nào để trái mít bán được giá cao?
Thời gian làm bông Mít Thái từ 30 đến 45 ngày, tùy vào điều kiện thời tiết đang là mùa mưa hay mùa nắng. Mít Thái từ lúc đậu trái cho đến khi thu hoạch mất khoảng 3 – 4 tháng. Tổng thời gian từ lúc làm bông đến khi thu hoạch Mít Thái là 5 – 5,5 tháng.
Đặc biệt, mít sẽ có giá vào các tháng âm lịch như tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 7, tháng 8, tháng 9 âm lịch. Bà con có thể căn chỉnh thời gian để làm bông để mít có trái thời gian trên để được mùa được giá.

2. Cách làm bông Mít Thái nghịch vụ hiệu quả
Mít Thái là loại cây dễ trồng, thu hoạch nhanh nhưng giá không ổn định. Chính vì vậy, nhiều nhà vườn thường chọn cách xử lý ra hoa nghịch vụ để có giá cao hơn. Nhưng nếu xử lý ra hoa không đúng kỹ thuật hoặc nhà vườn chọn thuốc kích bông không phù hợp có thể vô tình làm suy cây, cây không ra hoa hoặc ra hoa lọt xọt.
Nhiều nhà vườn mới chuyển đổi cây trồng khá lúng túng khi xử lý ra hoa. Hi vọng với những chia sẽ cách làm bông mít thái thực tế của Thụy Sỹ sẽ giúp ích cho bà con.
2.1. Xử lý gốc rải lân
Tiến hành dọn cỏ xung quanh gốc thông thoáng, sau đó tiến hành giải lân và kali. Tưới nước bình thường để phân lân tan. Có rất nhiều loại lân rải gốc được nhiều bà con sử dụng như: Lân Văn Điển, Lân Long Thành, Lân Ninh Bình, Super Lân, Lân kẽm,… tuỳ vào điều kiện đất mà chọn loại lân rải gốc phù hợp.
Mục đích chính của việc rải lân này là để cây giảm hấp thụ đạm, cây chuyển từ trạng thái sinh trưởng thành sinh sản. Ngoài ra còn giúp cơi lá được xanh bóng và dầy hơn. Bà con có thể trộn chung 1kg Lân 96 Thụy Sỹ + Lân rải gốc để tăng tính hiệu quả và hàm lượng lân.
Trung bình mỗi cây rãi từ 0.5kg. Tùy theo độ tuổi của cây mà cân đối lại lượng lượng phân rải gốc. Bà con nên chú ý rãi đều cách khu vực tán khoảng 20 – 30 cm.
2.2. Tỉa cành
Sau khi rãi lân được 10 – 15 ngày, bắt đầu tỉa cành. Nếu tỉa cành quá sớm thì cây dễ xuất hiện chồi vượt mà không tập trung ra hoa. Còn nếu tỉa trễ quá thì xử lý hoa ra sẽ không đạt.
Tiến hành tỉa bỏ các cành cách gốc 0.5 – 0.8 m, các cành vô hiệu (cành đực) hoặc các cành tăm nhỏ. Lưu ý, bà con nên phun ngừa nấm bệnh ngay vì khi tỉa cành xong nấm bệnh dễ xâm nhập.

2.3. Xiết nước
Nhà vườn phải rút nước mương xuống thấp còn khoảng 0.7 – 1 m cách mặt liếp, để cây mít chuyển pha sang sinh sản.
4. Phun tạo mầm lần 1
Sử dụng 1kg 10-60-10 TE + 1kg Lân 96 bột + 1kg MKP kết hợp cùng Combi Amino để phun tạo mầm. Phun đều toàn bộ thân cành, mặt trong và ngoài lá.


5. Phun tạo mầm lần 2
Sau 7-10 ngày kể từ phun tạo mầm lần 1, bắt đầu phun tạo mầm lần 2.
Sử dụng 500ml Ra Hoa Thụy Sỹ + 1kg 10-60-10 TE + 1kg MKP phun vào thân và cành chính (cành to). Sau khi phun tạo mầm đến khi thấy nhú mầm đồng loạt từ 80% – 90% cả vườn tiến hành tưới nước lại bình thường đủ ẩm cho gốc.
Nếu còn cây chưa ra nụ thì tiến hành phun tạo mầm lần 3.
Nếu bà con còn chưa hiểu rõ điều gì về cách làm bông mít thái, hãy liên hệ với chúng tôi qua qua fanpage Phân bón Thụy Sỹ hoặc số hotline 0906.639.389 để được tư vấn thêm.
Xem thêm các sản phẩm chăm sóc mít tại:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy
TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy