Bệnh thối trái sầu riêng và cách biện pháp phòng ngừa mùa mưa

benh-thoi-trai-sau-rieng

Thối trái sầu riêng là căn bệnh thường gặp và gây hại nhiều trong giai đoạn nuôi trái. Nhất là vào mùa mưa, ẩm độ tăng cao cùng lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hại phát triển, thâm nhập làm trái thối nhũn. Điều này gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho nhà vườn. Cùng Thụy Sỹ tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa ngay nhé!

 

Các dấu hiệu của bệnh thối trái sầu riêng

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối trái sầu riêng thường xuất hiện ở xung quanh đầu trái và đít trái và trên gai. Ban đầu các vết bệnh là những đốm nhỏ màu nâu xám, sau đó lan ra thành hình hơi bầu dục, hình tròn có màu xám đen.

 

Bệnh phát triển ăn sâu vào thịt trái, bên ngoài vỏ lõm lan rộng khiến trái bị nhũn, có mùi chua khó chịu. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao bệnh sẽ phát triển mạnh và dễ lây lan sang trái khác.

  • Sầu riêng bị thối đít, thối hông trái: Phần đít trái rất dễ bị đọng nước, tạo điều kiện thuận lợi để nấm trong không khí phát triển và xâm nhiễm. Trường hợp này cây chỉ bị một vài trái và không ảnh hưởng tới cây mẹ.
  • Sầu riêng bị thối cuống: Vết thối xuất hiện từ vị trí cuống, lan xuống là làm hư toàn bộ trái. Trường hợp này là do nấm Phytophthora palmivora theo mạch dẫn xâm nhiễm lên trái.
  • Thân cây sầu riêng bị thối: vỏ cây ban đầu sẽ xuất hiện những đốm màu sậm và ướt. Qua một thời gian sẽ chuyển sang màu nâu đỏ và bắt đầu xuất hiện vết nứt, chảy nhựa vàng. Phần thân gỗ tại vết bệnh cũng chuyển sang màu nâu. Không chỉ phần thân, cành thấp mà nấm bệnh đôi khi cũng có thể phát triển và gây hại những cành cao.

 

Nghiêm trọng nhất vẫn là khi nấm bệnh tấn công lên trái. Bệnh sẽ làm trái chín sớm (chín háp), gây thối trái,…đặc biệt vẫn có thể diễn ra sau khi trái đã được thu hoạch.

benh-thoi-trai-sau-rieng-tren-than-cay-sau-rieng
Thân cây sầu riêng bị thối

Xem thêm: 5 Điều Về Nứt Thân Xì Mủ Sầu Riêng Mà Bạn Nên Biết

Nguyên nhân gây ra bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái chủ yếu do nấm Phytophthora sp. gây ra. Loại nấm này luôn tồn tại trong đất, khi có cơ hội thì phát triển mạnh và lây nhanh lên trái. Vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí gia tăng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và lây lan. 

 

Một số vườn sầu riêng trồng quá dày hoặc vườn có khả năng thoát nước kém cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thối trái trên cây sầu riêng.

Ngoài ra, các vết đục, vết xước của sâu bọ và côn trùng cũng khiến sầu riêng dễ bị nấm hại tấn công hơn.

 

Ngoài ra, không nên bón thừa phân đạm cho cây. Khi mùa mưa đến, sấm chớp tạo phản ứng khiến đạm tự do trong không khí kết hợp với Oxi chuyển về dạng đạm nitrat mà cây có thể hấp thu được. Cây đã được cung cấp nguồn đạm lớn từ không khí, vì vậy không cần bổ sung thêm phân đạm.

 

Nếu bón đạm theo tập quán mà không giảm, cây sẽ thừa đạm, dễ bị sâu bệnh hại tấn công, rụng bông và rụng trái, đi đọt mạnh cạnh tranh dinh dưỡng của trái.

 

Bệnh thối trái ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng, giá trị kinh tế của sầu riêng. Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh thối trái sầu riêng hiệu quả?

thoi-trai-sau-rieng
Nguyên nhân gây ra bệnh thối trái sầu riêng

Kỹ thuật xử lý bệnh thối trái sầu riêng

  • Khi cây đã nhiễm bệnh, bà con cắt tỉa và thu gom những cành, trái, lá đã nhiễm bệnh và mang đi tiêu hủy để tránh lây sang những cây khác.
  • Sử dụng thuốc đặc trị để phun ướt đẫm cành, lá, thân, trái để sát khuẩn và diệt nấm. Lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm gây cháy, nóng lá hoặc lem trái.

 

Kỹ thuật phòng bệnh thối trái sầu riêng

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh thối trái trên cây sầu riêng. Bà con có thể tham khảo để áp dụng xử lý vườn:

  • Đảm bảo vườn có hệ thống thoát nước tốt. Nạo mương rãnh để tránh nước bị tù đọng để đất luôn thoát nước tốt, thông thoáng.
  • Tạo nền đất sạch, tơi xốp, không nén chặt và thoáng khí để giúp bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ.
  • Bổ sung dinh dưỡng cân đối cho cây, tránh bón thừa đạm. Có thể sử dụng thêm các dòng Xô như Xô TSC 9999, Xô 20-20-20,… để bổ sung thêm dinh dưỡng và các nguyên tố vi trung lượng cần thiết cho cây.
  • Sau khi cây đậu quả, nên phun phòng trừ nấm bệnh định kỳ. Mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm các vấn đề cây sầu riêng đang gặp phải để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lưu ý, nấm khuẩn gây ra bệnh thối trái luôn tồn tại trong đất. Vì vậy, cần tiến hành xử lý nấm bệnh trong đất. Có thể sử dụng Tinh vôi Thụy Sỹ vào đầu, giữa và cuối mùa mưa để hạn chế các mầm mống gây bệnh cho cây trồng trong đất.

ky-thuat-phong-benh-thoi-trai-o-cay-sau-rieng
Kỹ thuật phòng bệnh thối trái sầu riêng

Xem thêm: Cách Khắc Phục Bệnh Vàng Lá Thối Rễ Sầu Riêng Hiệu Quả

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin cần thiết về bệnh thối trái sầu riêng. Thụy Sỹ hy vọng có thể giúp ích cho bà con chăm sóc và nuôi dưỡng cây sầu riêng tốt hơn.

 

ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:

Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy

TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy

 

Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách

Bài viết liên quan

Lá Sầu Riêng Bị Nhện Đỏ – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lá sầu riêng bị nhện đỏ là một trong những tình trạng phổ biến mà…

Xem thêm →
3 Biểu Hiện Của Cây Thiếu Canxi Và Biện Pháp Khắc Phục Kịp Thời Hiệu Quả

Thiếu Canxi là tình trạng dễ gặp và khá phổ biến ở hầu hết các…

Xem thêm →
5 Điều Về Nứt Thân Xì Mủ Sầu Riêng Mà Bạn Nên Biết

Nứt thân xì mủ sầu riêng là bệnh nguy hiểm và rất phổ biến, hậu…

Xem thêm →