Lá là bộ phận quang hợp quan trọng đối với tất cả cây trồng, đặc biệt với cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bệnh cháy lá gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến lá cháy khô, dễ rụng. Để hiểu rõ hơn về bệnh cháy lá sầu riêng, mời bà con đọc bài viết sau đây.
Bệnh cháy lá sầu riêng là gì?
Cháy lá sầu riêng là bệnh rất thường gặp trong các giai đoạn của cây và gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, nếu bệnh bị nặng có thể làm cây kiệt sức, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất cây trồng như gây khô lá, cháy lá, giòn lá, rụng lá hàng loạt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cháy lá sầu riêng
Nguyên nhân chính gây ra cháy lá, chết ngọn là một số nấm phổ biến như 𝘊𝘰𝘭𝘭𝘦𝘵𝘰𝘵𝘳𝘪𝘤𝘩𝘶𝘮 𝘨𝘭𝘰𝘦𝘰𝘴𝘱𝘰𝘳𝘪𝘰𝘪𝘥𝘦𝘴 , 𝘙𝘩𝘪𝘻𝘰𝘤𝘵𝘰𝘯𝘪𝘢 𝘴𝘰𝘭𝘢𝘯𝘪, 𝘗𝘩𝘺𝘵𝘰𝘱𝘩𝘵𝘩𝘰𝘳𝘢 𝘱𝘢𝘭𝘮𝘪𝘷𝘰𝘳𝘢, 𝘓𝘢𝘴𝘪𝘰𝘥𝘪𝘱𝘭𝘰𝘥𝘪𝘢 𝘵𝘩𝘦𝘰𝘣𝘳𝘰𝘮𝘢𝘦. Bên cạnh đó, cháy lá có thể do cây bị thiếu nước, pH đất không ổn định, mặn khiến lá bị khô, giòn và rụng hàng loạt.
Bệnh cháy lá do nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, độ ẩm thấp, nhất là vào mùa mưa gây ngập úng, thoát nước kém tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào cây. Bệnh cháy lá do thiếu nước xuất hiện chủ yếu vào mùa khô có thời tiết nắng nóng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cháy lá sầu riêng
Cháy lá sầu riêng do nấm:

Ban đầu xuất hiện trên lá, rìa lá có màu nâu nhạt hoặc vàng khô ở chóp lá. Khi quan sát kỹ sẽ thấy vết bệnh có những vòng đồng tâm (gợn sóng).
Sau một thời gian, vết bệnh phát triển thành đốm lan rộng tạo thành mảng lớn có màu nâu sẫm hoặc đen, viền vàng nhạt tạo lớp phấn hoặc tơ nấm màu trắng/xám trên bề mặt lá, khiến lá bị cháy khô từng mảng, mép lá bị cong lại, lá bị khô và giòn.
Đến giai đoạn nặng dần, lá bị cháy khô hoàn toàn toàn, rụng lá hàng loạt khiến cây trơ trọi dẫn đến cây bị yếu dần.
Cháy lá sầu riêng do thiếu nước:

Khi mùa khô đến cây rất dễ bị bệnh cháy lá do cây không được tưới đủ nước, đặc biệt bệnh phát triển nhiều ở các vùng có thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán, đất đai khô cằn.
Ban đầu khi lá bị thiếu nước, lá sẽ héo nhẹ, sờ vào cảm giác bị mềm và màu sắc lá bị nhạt.
Sau đó, dần dần mép lá hoặc đầu lá bắt đầu cháy khô, có màu nâu nhạt lan dần vào giữa lá gây khô héo mảng nhỏ. Đến khi bệnh nặng hơn, toàn bộ lá bị giòn, khô cứng, rụng nhiều khiến cây chậm phát triển.
Cháy lá sầu riêng do rầy tấn công:

Ở giai đoạn lá non đọt non rất dễ bị rầy xanh tấn công, nếu không quản lí phun thuốc định kỳ.
Rầy xanh tấn công sẽ làm mép lá uốn cong, và khô dần và rụng.
<< Xem thêm: Lá Sầu Riêng Bị Nhện Đỏ – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Hậu quả nặng nề từ bệnh cháy lá sầu riêng
Ảnh hưởng đến cây
Bệnh gây ảnh hưởng đến cây, làm cây kém phát triển, chồi non ra chậm hoặc không ra đọt mới. Đối với cây đang chuẩn bị ra hoa hoặc nuôi trái, sẽ gây rụng hoa, rụng trái non.
Nếu cây có trái non dễ làm trái non bị rụng vì khi cây bị bệnh sẽ làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng và nước.
Giảm năng suất và chất lượng trái:
Bệnh cháy lá khiến lá rụng nhiều không đủ để nuôi trái, vì vậy trái bị nhỏ, méo mó, giật hộc, chậm phát triển, dễ nứt, dễ bị sâu bệnh tấn công gây ảnh hưởng đến mùi vị của trái.
Giảm khả năng quang hợp:
Lá là bộ phận quang hợp chính giúp hấp thụ ánh sáng và năng lượng để nuôi cây, là nơi giúp cây giữ cân bằng nước. Khi lá bị bệnh thì cây cũng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, lá xanh tốt thì cây cũng xanh tốt theo.
Giảm sức đề kháng của cây:
Cây sẽ bị yếu dần, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng và nước để nuôi sống cây khiến cây dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt khi thời tiết nắng mưa thất thường thì các bệnh hại sẽ dễ dàng tấn công cây.
Tốn chi phí, thời gian và công sức phục hồi:
Khi bệnh trở nặng sẽ tốn nhiều chi phí cho nhà vườn để tìm mua thuốc chữa cây và phòng ngừa cho vườn, tốn nhiều thời gian để cây hồi phục trở lại, ảnh hưởng đến lịch trình cho mùa vụ tiếp theo.
Cách ngăn ngừa bệnh cháy lá sầu riêng
Quản lý vườn trồng:
Cắt tỉa cành hợp lý, loại bỏ những cành khô, cành tăm, cành sâu bệnh để vườn thông thoáng.
Thường xuyên dọn dẹp vườn sạch sẽ như dọn lá khô, cỏ dại, rong rêu,..
Vào mùa mưa, bà con nên tạo cống thoát nước, xẻ mương phèn để tránh nước đọng lại dưới gốc cây gây ngập úng.
Kiểm tra thường xuyên tình trạng của vườn, đo pH đất, mặn (đặc biệt đối với vùng thường có mặn xâm nhập ở ĐBSCL), nếu phát hiện triệu chứng hãy xử lý ngay.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây:
Bón phân cân đối, đặc biệt bổ sung Kali và Canxi giúp lá dày, cứng hơn.
Bổ sung vi sinh vật có lợi như nấm Trichoderma giúp đối kháng nấm hại trong đất.
Phun định kỳ cân đối phân bón lá, amino acid, humic, fulvic để cây luôn khỏe mạnh, ra rễ nhiều.
Bí quyết dưỡng lá sầu riêng hiệu quả

Ngoài một số cách ngừa bệnh trên, bà con có thể tìm mua những loại phân bón lá chất lượng để dưỡng cây giúp cây khỏe mạnh ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập:
Để tăng sức đề kháng cho lá và hạn chế cháy lá, bà con phun Combi Amino Rong biển để bổ sung vi lượng, giúp lá xanh dày, tăng sức đề kháng, cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, bà con nên dùng bộ sản phẩm Xô 20-20-20 kết hợp Humic Thụy Sỹ pha với 12.000 – 16.000 lít nước, để tưới gốc hoặc phun qua lá giúp kích thích ra rễ mạnh, cân bằng pH đất, ngừa bệnh, giúp đất tơi xốp hơn.
Bộ sản phẩm Combi Amino + Vọt Đọt Sầu Riêng rất hiệu quả để chăm sóc cho cây. Bà con chỉ cần dùng 2 chai pha với 400 lít nước, kết hợp thêm thuốc sâu rầy để kích thích ra đọt nhanh, mập đọt, lá xanh dày.
Bên cạnh đó, Thụy Sỹ còn rất nhiều sản phẩm về phân bón lá, phân bón gốc chất lượng và an toàn cho nhiều loại cây. Nếu bà con cần tìm mua phân bón uy tín và hiệu quả cao thì hãy liên hệ ngay với Thụy Sỹ để được tư vấn.
<< Mua ngay: Combi Amino Rong biển
Kết luận
Bài viết trên, đã tổng hợp một số thông tin quan trọng của bệnh cháy lá sầu riêng về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong canh tác sầu riêng. Nếu bà con có thắc mắc chủ đề nào về cây trồng và muốn biết thêm về sản phẩm của Thụy Sỹ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0906.639.389 để được tư vấn tận tình.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM PHÂN BÓN THỤY SỸ TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy
Tiktok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy
Zalo: