Đối với cây sầu riêng, giai đoạn nuôi trái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái đúng kỹ thuật thời điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất trái. Phân Bón Thụy Sỹ xin chia sẻ cho bà con một số cách chăm sóc sầu riêng tại giai đoạn này!
1. Tỉa trái sầu riêng
Sau khi bà con đã tỉa bớt hoa trong 1 chùm, nên để lại không quá 10 bông trên chùm. Hầu hết số bông trong chùm này đều đậu trái vậy nên cần phải tỉa bớt trái non để đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng trái sau này.
Thời điểm và cách tỉa trái:
- Tỉa trái lần 1: Sau khi hoa nở trái được 3-4 tuần kích thước bằng hạt mít, tiến hành tỉa bỏ những trái có cuống nhỏ và chen chúc trong chùm trái, trái méo hoặc trái bị sâu bệnh (nên để lại khoảng 6-8 trái mỗi chùm).
- Tỉa trái lần 2: khi được 8 tuần kích thước bằng quả trứng gà, quan sát và tỉa bỏ những trái cong vẹo và dị dạng (lúc này để lại khoảng 3-4 trái mỗi chùm).
- Tỉa trái lần cuối: Khi được 10 tuần kích thước bằng nắm tay thì cắt tỉa đi những trái không có hình dạng đặc trưng của giống để tạo thuận lợi cho những trái còn lại phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái.
Đặc điểm những trái cần tỉa bỏ:
- Nên tỉa bỏ các bông ra muộn vì chúng sẽ hút nhiều dinh dưỡng, khiến trái non dễ bị rụng.
- Những trái có cuống nhỏ và chen chúc trong chùm trái, trái méo hoặc trái bị sâu bệnh
- Các trái cong vẹo và dị dạng, không có hình dạng đặc trưng của giống.
Tỉa bỏ bớt các trái cong vẹo và dị dạng, mọc chen chúc trong chùm
Tùy theo độ tuổi và sức của cây, bà con nên để lại từ 2-3 trái mỗi chùm tức khoảng 70-120 trái/cây. Trường hợp cây đang trong giai đoạn nuôi trái mà có hiện tượng rụng trái thì nên tiến hành tỉa thêm một số trái để tập trung dinh dưỡng nuôi những trái còn lại.
2. Phun phân qua lá để dưỡng trái:
2.1. Quy tắc bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Trong việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, bón phân bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp tránh tình trạng cây suy yếu, rụng trái. Làm cách nào để bón để cây tránh đi đọt non cạnh tranh dinh dưỡng và rụng trái, bà con cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thời điểm bón: trước khi xổ nhụy cây sầu riêng đã đi 1 lần đọt, sau khoảng 1-1,5 tháng cây sẽ bắt đầu đi đọt lại. Lúc này trái đã rụng 1 vài trái hoặc đã qua giai đoạn rụng sinh lí.
- Quy tắc bón: Cần kiểm soát đoạt non cho cây sầu riêng bằng cách chặn đọt, dìu đọt, kéo đọt… Sau đó, bà con có thể bón bổ sung dinh dưỡng cho cây qua bón tưới góc và phun qua lá.
2.2. Bón thú nuôi trái
Bón tưới gốc: tiến hành bón định kỳ 10 – 15 ngày/lần bằng công thức 1 kg Xô Sầu Riêng + 200g Humic Thụy Sỹ hòa nước tưới cho 20-20 gốc, để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái.
Phun qua lá:
- Phun định kì 7-10 ngày 1 lần CanxiBo Sầu riêng để tăng sự dẻo dai của cuống, chắc cuống, hạn chế nứt cuống, nứt trái hoặc trái bị bể đầu gai.
- Công thức 1: Bón kết hợp 500ml Lớn Trái Thụy Sỹ với 250ml CanxiBo Win vào phuy 200 lít nước phun ướt đều tán.
- Công thức 2: Dùng 500ml Lớn Trái Thụy Sỹ kết hợp với 1 Viên Sủi Thụy Sỹ 500T hòa vào 1 phuy 200 lít phun ướt đều tán.
Bà con luân phiên sử dụng 2 công thức trên để giúp trái to, sáng bóng, nặng ký, hạn chế tình trạng rỗng ruột.
Cách bón thúc nuôi trái sầu riêng non
3. Kiểm soát đọt non
Trong giai đoạn cây đang nuôi trái, nếu quan sát thấy cây có hiện tượng ra đọt non thì cần tiến hành phun chặn đọt. Nếu để nhiều đọt non xuất hiện sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái. Bà con phun chặn đọt bằng công thức MKP + Lân 96 cho 1 phuy 200 lít nước. Phun ướt tán lá và đầu cành, phun 2 cử cách nhau 7 ngày.
5. Một số biện pháp chống sượng trái:
Để tránh tình trạng sượng trái khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, bà con có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Giữ độ pH của đất từ 5.5-6.5 để cây sầu riêng phát triển tốt, tiến hành kiểm tra độ pH thường xuyên.
- Dọn sạch rơm rác, cỏ quanh gốc để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Tưới nước đều đặn giữ cho đất đủ độ ẩm để cây dễ dàng hút dinh dưỡng từ đất. Bón bổ sung phân hữu cơ, Humic Thụy Sỹ, Super Humic,… để làm tơi xốp đất cho rễ cây phát triển khỏe mạnh.
- Chặn đọt non kịp thời để tránh cạnh tranh dinh dưỡng dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của trái.
6. Xử lý sâu bệnh, nấm bệnh
Giai đoạn nuôi trái là giai đoạn cây sầu riêng dễ bị tấn công nhất do cây đã dồn toàn bộ chất dinh dưỡng để nuôi trái. Vì vậy cần phải phòng ngừa và xử lý sâu bệnh đúng cách trong giai đoạn sức đề kháng của cây đang suy giảm.
Ngoài ra, bà con nên phun phối hợp phosphonate với loại thuốc có hoạt chất để phòng thối trái và tình trạng thân cây sầu bị chảy mủ do nấm bệnh phát triển. Nên phun xử lý thuốc vào buổi sáng sớm hay chiều mát để thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
Lưu ý bà con nên duy trì thời gian từ 15 đến 20 ngày cách ly an toàn trước khi thu hoạch, để đảm bảo trái không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho cây, bà con có thể bón bổ sung xô Bioking Thụy Sỹ, Xô Sâm đất,…để cây khỏe đủ sức nuôi trái
Trên đây là cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái để giúp bà con gặt hái vụ mùa bội thu. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc vườn, hãy gọi ngay vào Hotline 0906639389 của Phân Bón Thụy Sỹ để được hỗ trợ.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM CHĂM SÓC SẦU RIÊNG TẠI:
Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy