5 Sai Lầm Thường Gặp Khi Làm Bông Sầu Riêng

ky thuat co ban lam bong sau rieng dat hieu qua cao kimnonggoldstar vn 4

Sầu riêng là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp, đặc biệt là trong giai đoạn làm bông. Nếu không chăm bón đúng, cây dễ bị suy yếu, không ra hoa hoặc ra hoa lọt xọt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi làm bông sầu riêng và đồng thời hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.

 

1. Lạm dụng Kali khi làm bông sầu riêng

Kali có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lá, hỗ trợ mầm hoa phát triển và tăng khả năng chống chịu khô hạn cho cây. Trong giai đoạn tạo mầm, bà con thường sử dụng Kali với liều lượng cao để chặn đọt, tạo khô hạn cho cây. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá lượng sẽ gây ra:

  • Ngộ độc cây, làm cháy rễ và khiến khiến cây không hút được nước,chất dinh dưỡng.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng, giảm khả năng hấp thụ các nguyên tố vi lượng quan trọng như Canxi (Ca) và Magie (Mg).
  • Cây suy yếu, hệ rễ bị tổn thương nên dễ bị nấm bệnh tấn công.

Biện pháp khắc phục:

  • Chặn đọt với sản phẩm MKP 0-52-34 phun qua lá, an toàn cho cây trồng
  • Khuyến cáo bà con không nên sử dụng quá 500g/ gốc.

 

2. Phun qua liều hoặc làm bông sầu riêng sai thời điểm

Nhiều nhà vườn vì muốn cây sớm ra bông nên ép cây làm bông sớm khi chưa đủ điều kiện hoặc phun tạo mầm với liều lượng cao. Điều này gây sốc cho cây sầu riêng, dẫn đến:

  • Dàn lá cháy rụng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng.
  • Cây suy yếu, không đủ sức ra hoa đậu quả, dễ rụng bông sinh lý.

Biện pháp khắc phục:

  • Đảm bảo cây đạt đủ độ tuổi ra hoa, đủ cơi đọt và khỏe mạnh.
  • Xác định thời điểm lý tưởng để làm bông sầu riêng,thời tiết khô ráo và ít mưa

Xem thêm: Quy trình dưỡng cơi đọt sầu riêng trước khi làm bông nghịch vụ

 

3. Xiết nước cho cây quá lâu

Xiết nước là khâu quan trọng giúp cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản. Tuy nhiên, nếu bà con xiết nước quá lâu sẽ khiến:

 

  • Đất khô cứng, nứt nẻ, dễ làm tổn thương hệ rễ. 
  • Đặc biệt, cây dễ bị sốc nước khi tưới lại dẫn đến tình trạng rụng hoa hàng loạt.

Biện pháp khắc phục:

  • Bà con nên xiết nước trong khoảng 15 – 20 ngày tùy vào tình trạng cây.
  • Sau khi xiết nước, nhấp tưới nước lại từ từ để cây thích nghi dần, Tránh gây sốc cho cây sầu riêng.
Siết nước để làm bông sầu riêng
Xiết nước cho cây sầu riêng quá lâu

 

4/ Không phòng ngừa sâu và nấm bệnh khi làm bông sầu riêng

Khi làm bông sầu riêng, nhiều nhà vườn chỉ tập trung làm cách nào để cây ra hoa đều đồng loạt, khỏe mạnh. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm bà con phải phòng ngừa sâu bệnh kĩ. 

Tảo đỏ, nấm hồng, rong rêu, sâu đục cành, mọt đục gốc,..tấn công sẽ khiến cây mất sức. Vì trong gia đoạn này, cây đang dồn lực nuôi bông trái khiến sức đề khám bị suy giảm, dễ bị nấm bệnh, sâu bệnh tấn công.

 

Biện pháp khắc phục:

  • Tỉa bớt cành tăm, cành khô để tạo tán thông thoáng giảm nơi trú ẩn của nấm bệnh, sâu bệnh. Tỉa bỏ những cành bệnh, trái bệnh trong vườn để giảm nguy cơ lây lan.
  • Xử lý vết xì mủ bằng Đồng Đỏ Thụy Sỹ + TK 389 kết hợp với thuốc bệnh pha đậm đặc, quét trực tiếp lên vết bệnh. Mỗi lần cách nhau 2-3 ngày đến khi vết bệnh khô.
  • Rửa vườn, diệt rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng,… bằng Đồng Đỏ Thụy Sỹ trước khi làm bông. Có thể pha chung cùng với thuốc trừ sâu rầy.

Xem thêm: Cách quản lý sâu bệnh trên cây Sầu Riêng

 

5. Không đủ dinh dưỡng để nuôi bông sầu riêng

Trước khi xổ nhuỵ, cây cần được cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng để nuôi bông. Sai lầm lớn khi làm bông sầu riêng là bà con bón không đúng và không đủ dinh dưỡng khiến bông, trái non rụng hàng loạt.

Biện pháp khắc phục:

  • Sau khi siết nước 15-20 ngày, bà con nên bón bổ sung dinh dưỡng ở gốc Xô 20-20-20 + Humic Thụy Sỹ. Để ổn định pH đất, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giúp cây phục hồi bộ rễ sau quá trình dài siết nước.
  • Giai đoạn này nên hạn chế sử dụng những dòng phân bón dinh dưỡng có hàm lượng đạm cao, phân hoá học. Nếu bổ sung nhiều đạm cây dễ đi đọt dễ gây ra hiện tượng rụng bông, rụng trái.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả, đạt năng suất cao. Chúc bà con gặt hái một vụ mùa bội thu!

 

ĐẶT MUA SẢN PHẨM LÀM BÔNG SẦU RIÊNG TẠI:

Shopee: https://shopee.vn/phanbonthuysy

TikTok: https://www.tiktok.com/@phanbonthuysy

 

Hoặc bà con có thể liên hệ với Phân bón Thụy Sỹ qua số Hotline: 0906639389 của chúng tôi để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách

Bài viết liên quan

Bệnh thối trái sầu riêng và cách biện pháp phòng ngừa mùa mưa

Thối trái sầu riêng là căn bệnh thường gặp và gây hại nhiều trong giai…

Xem thêm →
Lá Sầu Riêng Bị Nhện Đỏ – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lá sầu riêng bị nhện đỏ là một trong những tình trạng phổ biến mà…

Xem thêm →
3 Biểu Hiện Của Cây Thiếu Canxi Và Biện Pháp Khắc Phục Kịp Thời Hiệu Quả

Thiếu Canxi là tình trạng dễ gặp và khá phổ biến ở hầu hết các…

Xem thêm →